Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà từ A tới Z

Quá trình đỡ đẻ cho chó tại nhà gồm những bước nào? Nếu nhà bạn đang có em cún sắp sinh mà bạn thì chưa có chút kinh nghiệm chăm sóc trong và sau lúc sinh cho chó thì đừng nên bỏ qua bài viết này.

Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ đỡ đẻ cho chó

Trước khi tiến hành đỡ đẻ cho chó, bạn cần chuẩn bị 1 số vật dụng cần thiết cho chó mẹ và chó con.

Đỡ Đẻ Cho Chó Cấp Tốc Tại Nhà “Mẹ tròn con vuông” – Mẹo hay cuộc sống

Đầu tiên, chúng ta phải chuẩn bị một cái ổ lớn hoặc nệm cho chó mẹ, tốt nhất là bằn gỗ hoặc giấy. Ổ đẻ cần đặt trong góc yên tĩnh, ấm áp và tránh gió. Trong ổ lót một ít vải, nhưng không được nhiều quá để tránh chó con bị mắc kẹt. Có thể đóng khay gỗ cho chó đẻ kích thước phụ thuộc độ to nhỏ của chó mẹ. Độ cao tối đa 20cm, lót vải sạch phía dưới. Nhiệt độ ổ chó đẻ dao động ở mức 26-27°C, độ ẩm < 80%. Nên có nhiệt kế, ẩm kế để đo nhiệt độ và độ ẩm tại nơi chó đẻ. Nếu dùng máy sưởi mà không có nhiệt kế kiểm tra có thể gây chết do quá nóng.

Chuẩn bị công cụ trước khi đỡ đẻ cho chó gồm: vài miếng khăn sạch, kéo, chỉ, vải bông, thuốc khử trùng, chậu rửa, báo cũ. Tốt nhất nên có thiết bị cách nhiệt (bóng đèn, chăn điện, khăn dày,…) vào mùa đông.

Nếu không quá hiểu biết quá trình sinh sản của chó cái, tốt nhất liên hệ với bác sĩ thú y hoặc hỏi những người có kinh nghiệm. Nếu bạn nuôi giống chó có tỷ lệ khó sinh tương đối lớn, tốt nhất để bác sĩ tiếp nhận đỡ đẻ. Nếu là chủ nhân đỡ đẻ, tốt nhất nên hiểu biết toàn bộ quá trình sinh, để tránh xảy ra tai nạn khi sinh.

Hướng dẫn đỡ đẻ cho chó ngay tại nhà

Nếu bạn quyết định đỡ đẻ cho chó ngay tại nhà, vậy hãy tham khảo quá trình sau:

Bật Mí] Hướng dẫn từng bước đỡ đẻ cho chó ngay tại nhà

Chích Oxytoxine

Chích Oxytoxine cho chó mèo mẹ nếu nghi ngờ đẻ khó. Oxytoxine là thuốc hỗ trợ co thắt kích thích chó mèo đẻ. Nhớ đọc kỹ liều tiêm theo số ký.

Vuốt bụng theo cơn rặn

Vuốt nhẹ từ trên bụng xuống theo cơn rặn của chó mèo mẹ. Nghĩa là khi chó mèo mẹ rặn, bạn cũng đồng thời vuốt nhẹ từ trên bụng xuống đến dưới.

Kéo bọc thai theo cơn rặn

Khi bạn thấy đầu chó con ló một nửa ra ngoài. Bạn dùng tay nhẹ nhàng kéo bọc thai ra, kéo theo cơn rặn của chó mèo mẹ. Nghĩa là, khi chó mèo mẹ rặn, bạn cũng đồng thời kéo nhẹ bào thai ra. Bạn nên hết sức nhẹ nhàng, tránh bóp hay ghì kéo quá mạnh.

Nếu là lần đầu, chắc chắn bạn sẽ có chút lo sợ. Nhưng hãy thật bình tĩnh và luôn ghi nhớ, hãy thật nhẹ nhàng và kéo đồng thời theo cơn rặn của chó mèo mẹ.

Lưu ý: Nếu thấy có nước ối màu xanh lá chảy ra nhiều mà thai chưa ra thì có khả năng lớn đã bị vỡ bọc ối. Trường hợp này, rất nguy hiểm đến tính mạng của cả chó mèo mẹ lẫn con. Bạn nên lưu ý để ý và khẩn cấp mang bé ra thú y can thiệp gấp.

Xé bọc ối

Sau khi đã kéo bào thai ra thành công. Bạn cần nhanh chóng xé bọc ối. Nếu xé tay khó khăn, bạn có thể dùng kéo bấm thủng một lỗ rồi xé bọc. Nhớ lưu ý cẩn thận coi chừng trúng chó mèo con nha.

Kẹp pen vào rốn

Sau khi xé bọc ối xong, bạn dùng pen kẹp dây rốn lại, pen kẹp cách rốn chó mèo con 1cm.

Cắt dây rốn

Tiếp đó, bạn dùng kéo cắt phần dây rốn phía bên ngoài pen kẹp đi. Lúc này pen kẹp vẫn còn kẹp ở dây rốn chó mèo con nha.

Sát trùng cuốn rốn

Bạn dùng thuốc đỏ (Povidine) nhỏ lên phần đầu dây rốn vừa cắt đó để đảm bảo sát trùng.

Cột rốn

Tiếp theo, bạn dùng chỉ buộc dây rốn cho chó mèo con lại. Nhớ cột chặt nha.

Tháo pen kẹp rốn

Sau khi cột dây rốn xong, bạn tháo pen kẹp ra được rồi.

Lau nhớt trên mặt, mũi, miệng

Bước tiếp theo trong cách đỡ đẻ cho chó, bạn nhanh chóng dùng khăn vải sạch lau sạch nhớt trên mặt, mũi, miệng, rồi đến thân của chó mèo con, để đẩy hết nhớt từ miệng, mũi chó mèo ra. Bạn nên cầm chắc chó mèo con trong lòng một bàn tay, tay còn lại vỗ vỗ nhẹ vào mặt ngoài tay kia để giúp chó mèo con tống hết nhớt ra khỏi mũi miệng. Nếu không, chó mèo con sẽ bị nghẹt đường thở và không hô hấp được.

Sau khi lau sạch nhớt cho chó mèo con, bạn nên đưa chó mèo con lại gần mẹ bé ngay, để mẹ bé liếm sạch nhớt từ mặt, mũi, miệng cho con mình.

Lôi nhau thai còn sót

Sau khi lau sạch nhớt cho chó mèo con xong. Nếu bạn thấy nhau thai đã được chó mèo mẹ tống ra hết thì là ok rồi. Nếu chưa, bạn cầm đầu bọc ối kéo nhẹ để lôi hết nhau thai ra.

Lưu ý nên kéo nhẹ nhàng, không được kéo mạnh. Nếu bạn làm không khéo, lỡ tay kéo rách, có thể làm chó mèo mẹ bị băng huyết, máu chảy ra không ngừng. Trường hợp này rất nguy hiểm và cần được đưa đi thú y gấp.

Cho chó mèo mẹ ăn nhau thai

Chó mèo mẹ ăn nhau thai là điều bình thường. Nên bạn cứ để chó mèo mẹ ăn nhé. Ăn chừng 1-2 cái là ok rồi, nhau thai giúp chó mèo mẹ có thêm sức và chất. Cũng không nên để chó mèo mẹ ăn toàn bộ nhau thai, có thể dẫn đến đầy hơi và khó tiêu.

Vệ sinh vùng bụng & vú

3 Dấu Hiệu Chó Sắp Đẻ Nhận Biết Tức Thì Và 12 Lưu Ý Cần Biết

Dùng khăn sạch nhúng nước ấm, lau sạch vùng bụng và vú của chó mèo mẹ.

Cho chó mèo con bú sữa đầu

Cho chó mèo con bú sữa đầu ngay. Trong vòng 24 giờ, chó mèo con cần phải được bú sữa đầu của mẹ, để đảm bảo có đủ sức đề kháng từ mẹ. Nếu không, với cơ thể non nớt yếu ớt, sẽ rất khó khăn để chó mèo con vượt qua những ngày tháng tiếp theo.

Chuẩn bị ổ cho chó mèo con

Bạn cho baby mới chào đời vào thùng carton có lót ít khăn, hoặc nệm nằm riêng dành cho chó mèo.

Lặp lại các bước trên với những baby tiếp theo.

Thời gian đẻ giữa các baby

Thời gian đẻ giữa các baby cách nhau từ 15-30 phút. Nghĩa là cứ cách 15-30 phút, chó mèo mẹ sẽ đẻ thêm một baby nữa. Tùy theo giống bạn nuôi, mà sẽ đẻ ít hay đẻ nhiều.

Kiểm tra sót con

Sau khi chó mèo mẹ đã hoàn tất đẻ xong. Để kiểm tra còn sót con hay không, bạn dùng tay ấn hết xung quanh vùng bụng chó mèo mẹ để kiểm tra. Nếu tất cả đều mềm hết thì hết con. Nếu bụng còn chỗ cứng cứng bất thường, thì có thể vẫn còn sót con trong đó.

Nếu bạn đợi thêm chừng 30-60 phút nữa mà vẫn chưa thấy đẻ thêm, thì bạn nên đưa bé đi thú y để kiểm tra và can thiệp.

Cho chó mèo mẹ không gian yên tĩnh

Xong xuôi, bạn hãy để một không gian yên tĩnh cho chó mèo mẹ chăm con. Không lại gần quá nhiều, không cầm bế chó mèo con lên xem quá nhiều. Tránh để bé ở những nơi ồn ào, đông người qua lại.

Cho nước uống và ăn nhẹ

Cho chó mèo mẹ ăn nhẹ, uống nước. Sau khi sinh xong, chó mèo mẹ sẽ rất khát nước và đói. Nước thì bạn cho bé uống thoải mái, còn đồ ăn, thì bạn chỉ nên cho ăn nhẹ thôi.

Cung cấp chế độ ăn sau sinh

Cuối cùng, cung cấp chế độ ăn hợp lý và đủ chất cho chó mèo mẹ, để đảm bảo bé có đủ sức nuôi và đủ sữa cho đàn con mới chào đời của mình.

Quá trình đỡ đẻ cho chó bao gồm nhiều trình tự khác nhau. Nếu bạn chưa từng chăm sóc chó mang thai, chó sắp sinh, đã sinh và sau sinh thì không nên bỏ qua bài viết này. Những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra với cún cưng trong khoảng thời gian nhạy cảm này.